Jisoo

Mới đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Ph& xem phim thiếu niên ca hành

【xem phim thiếu niên ca hành】Siêu xe ‘bỏ quên’ ở cảng, xử lý thế nào nếu không có người đến nhận?

Mới đây,êuxebỏquênởcảngxửlýthếnàonếukhôngcóngườiđếnnhậxem phim thiếu niên ca hành Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2 (Cục Hải quan Hải Phòng) thông báo tìm chủ sở hữu để nhận chiếc ô tô Mercedes Benz GLS 63 (có giá lăn bánh tại Việt Nam khoảng 11 tỉ đồng). Siêu xe này được cập cảng từ 20.10.2018, đến nay đã gần 5 năm nhưng chưa có người tới nhận.

Đây không phải trường hợp đầu tiên siêu xe bị “bỏ quên” ở cảng. Trước đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (Cục Hải quan Hải Phòng) cũng thông báo tìm chủ sở hữu để nhận chiếc Rolls-Royce Cullinan (có giá lăn bánh tại Việt Nam từ 32 - 40 tỉ đồng). Siêu xe được đưa về cảng từ tháng 7.2022, nhưng đã gần 1 năm mà chưa có người đến làm thủ tục nhận xe.

Siêu xe ‘bỏ quên’ ở cảng, xử lý thế nào nếu không có người đến nhận? - Ảnh 1.

Một số mẫu xe bị "bỏ quên" tại cảng, khiến cơ quan hải quan phải thông báo tìm chủ sở hữu

T.H

Nhiều bạn đọc thắc mắc, trường hợp phía hải quan đã thông báo mà vẫn không có ai đến nhận, “số phận” của những chiếc siêu xe sẽ ra sao, khối tài sản lớn như vậy nếu cứ để “đắp chiếu” sẽ rất lãng phí, liệu có thể sung công quỹ?

Siêu xe Mercedes chục tỉ bị “bỏ quên” ở cảng Hải Phòng

Trả lời vấn đề trên, luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết Thông tư 203/2014 của Bộ Tài chính đã có quy định rõ về xử lý đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của hải quan.

Theo Thông tư 203, trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn (bao gồm cả gia hạn) hợp đồng thuê kho ngoại quan mà chủ hàng hóa không đưa hàng hóa ra khỏi kho thì coi như chủ hàng đã từ bỏ. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thông báo tình hình cho chi cục hải quan quản lý.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của doanh nghiệp, chi cục hải quan phải phát thông báo về hàng hóa tồn đọng; bằng cách đăng tải trên báo 3 số liên tiếp, đăng tải trên cổng thông tin điện tử hải quan, trang thông tin về tài sản nhà nước và niêm yết công khai tại trụ sở cục hải quan và chi cục hải quan.

Tiếp đó, thời hạn để người đến nhận hàng hóa là 60 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu. Riêng với hàng dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại thì thời hạn là 15 ngày. Khi đến nhận, chủ hàng hóa/người vận chuyển được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đồng thời chịu các chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng.

Nếu quá thời hạn đến nhận hàng hóa mà vẫn không có người đến nhận, chi cục hải quan sẽ báo cáo cục trưởng cục hải quan để thành lập hội đồng thường trực, tiến hành mở niêm phong, kiểm kê, phân loại, xác định giá trị hàng hóa tồn đọng.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ hoàn thành việc kiểm kê, phân loại và định giá, hội đồng có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo cục trưởng cục hải quan quyết định việc xác lập quyền sở hữu của nhà nước.

Có 5 hình thức xử lý hàng hóa tồn đọng, ví dụ như chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành để quản lý (bảo vật, cổ vật, vũ khí…); tiêu hủy (hàng hóa không còn giá trị sử dụng); bán trực tiếp thực phẩm tươi sống, vật phẩm dễ cháy nổ…) hoặc bán đấu giá.

Theo nhận định của luật sư Diệp Năng Bình, trường hợp siêu xe “bỏ quên” tại cảng, nếu hết thời hạn thông báo theo trình tự mà không có người đến nhận, các tài sản này sẽ được bán đấu giá. Quy trình đấu giá thực hiện theo quy định chung về đấu giá tài sản.

Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng hóa tồn đọng sẽ nộp vào ngân sách T.Ư, sau khi trừ các chi phí như kiểm tra, giám định, đấu giá, bốc xếp, lưu kho bãi…

Một câu hỏi khác được đặt ra, nếu các “siêu xe” có dấu hiệu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý như thế nào, liệu có thể thực hiện đấu giá như thông thường?

Luật sư Bình cho hay, Thông tư 203 có nêu rõ, đối với những lô hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, chi cục hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh, xác định thực tế hàng hóa.

Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, không phải thông báo theo quy trình áp dụng với hàng hóa thông thường.

Vì sao siêu xe bị “bỏ quên”?

Các siêu xe thường có giá trị vài tỉ, thậm chí vài chục tỉ đồng, nhưng vì sao lại bị “bỏ quên” ở cảng suốt nhiều năm?

Theo tìm hiểu, để thông quan tại Việt Nam, chủ sở hữu những siêu xe này sẽ phải nộp nhiều chi phí như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tính trên giá xe cộng với thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT)… Tổng các chi phí này có thể chiếm phần lớn giá trị chiếc xe.

Vì thế, một phần nguyên nhân siêu xe bị “bỏ quên” là do người nhận không thu xếp được tiền nộp thuế hoặc có vi phạm về quy định nhập khẩu.

Năm 2022, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cũng siết chặt việc quản lý ô tô nhập khẩu về Việt Nam theo diện quà biếu, tặng để đảm bảo không trục lợi từ hình thức này, bao gồm ngăn chặn hành vi khai gian giá trị nhập khẩu.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap